VN  |   EN

Kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá không bị chết

, 02/06/2018, 16:02 GMT+7
Kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá không bị chết

Kỹ thuật và kinh nghiệm nuôi cá không bị chết

Những kỹ thuật cần biết dành cho người mới nuôi cá cảnh
Những kỹ thuật cần biết dành cho người mới nuôi cá cảnh cũng như kinh nghiệm, kiến thức để hỗ trợ cho việc nuôi cá khỏe mạnh hơn và không bị chết.
Nuôi cá cảnh là một thú vui tao nhã đã có từ rất lâu. Một số người thì chơi cá cảnh vì đam mê, cũng có một số người chơi theo phong thủy, một hồ cá đẹp cũng có thế trang trí cho căn nhà thêm đẹp. Nhưng có nhiều điều cần phải biết khi mới tập nuôi cá cảnh và tránh trường hợp làm cho cá bị chết. Sau đây là một vài kinh nghiệm dành cho người mới chơi cần phải biết:
1. Yếu tố quan trọng nhất là nguồn nước cũng là yếu tố quyết định sự phát triển tốt cho cá. Tùy theo nguồn nước mà có nhiều cách xử lý khác nhau
a/ Nước máy: một nguồn nước sạch mà tất cả chúng ta đều đang sử dụng để sống. Tuy nhiên để diệt các vi khuẩn trong đó thì chúng ta đã sử dụng thuốc clorin (một chất có thể làm cho cá sốc và bị chết). Để tránh tình trạng này chúng ta cần xử lý hết clo trong nước để đảm bảo chất lượng nước tốt nhất cho cá.
- Chúng ta có nhiều cách để khử clo trong nước máy:
+ Chứa nước máy trong các chậu, bồn, hồ cá (chưa có cá) trên 24h đến 48h để cho clo có thời gian bốc hơi hết. Có thể bật thêm máy oxi để làm cho quá trình bốc hơi clo xảy ra nhanh hơn.
+ Dùng dung dịch khử clo trong nước máy: Có bán ở các cửa tiệm cá cảnh với giá 10k/Chai. Nhỏ khoảng 5 giọt cho 20 lít nước, sau 5 phút là có thể dùng để nuôi cá. Tuy nhiên nên hạn chế lạm dụng, chỉ áp dụng lúc bạn cần nước gấp, hoặc không có thời gian trữ nước đã khử clo.
- Độ PH của nước máy: Tùy từng vùng giao động khoảng 7.5 đến 8.0 cũng hơi cao 1 tí, nhưng nuôi cá vẫn sống khỏe, nên bạn không cần quá quan tâm PH khi nuôi cá bằng nước máy trừ khi nuôi cá sinh sản với mục đích kinh doanh.
b/ Nước giếng nuôi cá: Nước giếng thường có PH thấp cỡ 4,5, cũng như hàm lượng oxi ít, thậm chí 1 số vùng có nước giếng bị nhiễm phèn nặng thì cần phải xứ lý kỹ hơn.
- Cách xử lý nước giếng nuôi cá:
+ Chứa nước giếng trong các bể chứa, kết hợp xủi oxy thật mạnh để tăng hàm lượng oxi và tăng PH. Có thể cho thêm san hô vụn vào hộp lọc để tăng PH lên.
+ Xử lý nước giếng bị nhiễm phèn: Ngoài việc xử lý như trên cần bỏ thang hoạt tính vào bồn chứa nước (Trung bình số lượng thang chiếm 1/3 thể tích bồn chứa nước, nhiều thì tốt, sử dụng được lâu hơn). Đối với loại than của TQ cộng dài (11.000 đồng/1kg): Sử dụng 3 tháng, 2 tuần súc rửa 1 lần nếu lọc nhiều. Đối với loại than của Đức dạng hạt nhỏ hơn: sử dụng 6 tháng. Tránh hạn chế xử lý trực tiếp trong bể cá nhé.
- Độ PH của nước máy: rất thấp khoảng 4.5 trong khi PH thích hợp nuôi cá khoảng 6.5, vì thế cần xử lý như hướng dẫn ở trên. Tùy trường hợp cụ thể có thể xử dụng dung dịch tăng PH có bán ở các cửa hàng cá cảnh giá 10k/Chai. Tuy nhiên khi sử dụng dung dịch này khá nguy hiểm, cần chú ý hướng dẫn cách sử dụng dung dịch tăng giảm PH.
c/ Nuôi cá cảnh bằng nước mưa: Nước mưa rất mát sẽ kích thích cá bơi lội trong mùa hè, tuy nhiên nước mưa có độ PH và KH thấp nên cần xử lý như nước giếng và thêm các yếu tố sau đây nữa để khẳng định là không nên sử dụng nước mưa nuôi cá:
- Nước mưa nhanh làm cho hồ cá có tảo, hồ bị bám rêu xanh
- Nước mưa đặc biệt ở các thành phố lớn có chứa nhiều chất độc hại
d/ Nước giếng khoan: Cũng có thể nuôi cá cảnh, tuy nhiên bạn nên kiểm tra PH trong nước giếng khoan, thường thì hơi thấp nên cần xử lý thêm như nước giếng bình thường.
2. Cách cho cá cảnh ăn và nguồn thức ăn cho cá: Cần phải lưu ý cho ăn với liều lượng vừa đủ, tránh dư thừa thức ăn sẽ làm đục nước cũng như phát sinh mầm bệnh.
- Cá có tập tính thấy mồi là đớp, nên nhiều người tưởng cá còn đói nên cho ăn nhiều sẽ làm cá bị đầy bụng mà chết. Vì thế cho ăn 2 lần/ngày. (Sáng và chiều) Nếu lỡ để cá đói vài ngày cá không chết, chứ cho ăn no quá cá chết là bình thường.
- Ngoài thức ăn khô, tùy loại cá mà ta nên bổ sung thêm thức ăn tươi như cá con, cá trâm, cá chép mồi...
3. Ánh sáng, nhiệt độ và oxi cho hồ cá:
- Nhiệt độ thích hợp cho cá cảnh từ 26 - 28 độ C. Nếu chênh lệch vài độ thì cá sống vẫn tốt.
Nếu bạn ở khu vực Miền Nam thì không cần quá quan tâm đến vấn đề nhiệt độ, nếu ở khu vực Miền Bắc và các tỉnh lân cận có khí hậu lạnh thì cần quam tâm đến việc sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước kết hợp với cách sử dụng cây sưởi nhiệt độ hồ cá cho phù hợp.
-   Ánh sáng cho hồ cá: cần đặt hồ cá nơi tháng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, nếu để hồ cá nơi tối tăm, không thoáng khí lâu ngày dễ làm cá phát bệnh. Tùy tình huống có thể sử dụng đèn công suất nhỏ cho hồ cá với liều lượng khoảng vài giờ trên/Ngày (Bật ban ngày dưới 8 tiếng, và tắt ban đêm cho cá nghỉ ngơi)
- Nếu bể cá đặt ngoài trời cần tạo bóng mát, hạn chế tác động từ nắng, mưa...
- Cần bật oxi cho hồ cá thường xuyên 24/24h, bể trên 60cm thì nên sắm thêm máy lọc nước, nuôi thời gian lâu có kinh nghiêm thì áp dụng các biện pháp máy lọc tiên tiến hơn như là chế lọc ván, lọc tràn....
4. Kích thước hồ cá cảnh và số lượng nuôi cá: Cần phải đủ rộng và thoáng, mật độ cá thả vừa phải
- Nếu mật độ cá đông sẽ làm hồ cá thiếu oxi, nước nhanh đục và bẫn
- Các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác ở mức nghiêm trọng thì cần có chế độ tách nuôi riêng cho phù hợp
- Nuôi cá trong bể thủy tinh, chậu thủy tinh sẽ làm cá thiếu oxi, nước nhanh bẩn, nên cá chết. vì vậy các chậu thủy tinh chỉ nuôi vài con cá nhỏ mới sống được, có thể chọn cá betta...
5. Cách thay nước hồ cá và xử lý thức ăn dư thừa,cặn bã: Ngoài công đoạn đã xử lý nước cần chú ý
- Không nên hút nước cũ 100% và thay nước mới, ta nên hút nước cũ từ 30 - 50% và chêm nước mới vào từ từ nhẹ nhàng để cá có thể thích nghi, hạn chế tình trạng cá bị sock nước do chênh lệch PH và nhiệt độ...
- Hạn chế duy chuyển cá sang hồ khác, nếu muốn duy chuyển thì nên cân bằng PH và nhiệt độ cho phù hợp để cá không bị sock cũng như stress do thay đổi môi trường sống.
- Dùng ống nhựa xiphong hoặc ống bơm nước nhựa bằng tay có bán ở các cửa tiệm cá cảnh với giá 25k, dùng ống bơm tay này hút thức ăn dư thừa, cặn bã dưới đáy hồ, sau đó cho nước mới vào.
- Xử lý thức ăn dưa thừa sau mỗi lần cho ăn cũng dùng bơm tay này hút cặn bã ra ngoài
6. Chọn cá cảnh có thể nuôi chung với nhau: Nếu bể cộng đồng nuôi chung các loài cá thì cần chú ý lựa chọn các loài cá hiền lành có thể nuôi chung với nhau. Tránh các loài cá có tập tính cắn rỉa vây cá khác. tham khảo thêm tại đây: Các loại cá cảnh dễ nuôi và danh sách các loài cá cảnh.
7. Nuôi cá cảnh trong hồ thủy sinh thì sẽ khó khăn trong việc quản lý chất lượng nước vì thế cá dễ chết. Nếu muốn sở hữu bể thủy sinh thì trước hết cần tìm hiểu kinh nghiệm chơi thủy sinh trước khi nuôi cá trong bể thủy sinh
Chọn các loài cá nhỏ và thích hợp với môi trường thủy sinh dựa vào tài liệu này: các loại cá cảnh thích hợp nuôi trong bể thủy sinh
8. Cách thả cá vào hồ:
Để tránh tình trạng cá bị sock nước dẫn đến chết thì cá mới mua về cần ngâm bịch cá trong hồ khoảng 15 đến 20 phút. sau đó mới mở miệng túi ra và múc 1 ca nước từ trong hồ vào túi cá.
Sau đó hạ miệng túi xuống, tay mở miệng túi to ra, tay kia kéo từ từ đáy túi lên, để cá trôi ra khỏi túi. Tuyệt đối ko đổ cá ra 1 cái ào nhé.

Tags:

Ý kiến của bạn